Kèo Ca Cuoc

Người dân mua giá cao bù cho DN hưởng giá thấ cây lau nhà

【cây lau nhà】Điện sinh hoạt đang 'bù chéo' điện cho những ai?

Người dân mua giá cao bù cho DN hưởng giá thấp

Tại báo cáo vừa gửi Quốc hội,Điệnsinhhoạtđangbùchéođiệnchonhữcây lau nhà Bộ Công thương xác nhận có sự bất cập trong giá bán điện.

Đó là giá điện sinh hoạt đang cao hơn giá điện cho sản xuất áp dụng theo Quyết định 28/2014 đã thực hiện gần 10 năm qua, nay bộc lộ nhiều bất cập. Thời gian gần đây có sự thay đổi lớn về cơ cấu sử dụng điện, nên giá bán cho nhóm khách hàng không phản ánh kịp thời chi phí sản xuất. Chẳng hạn, giá bán cho nhóm khách hàng sản xuất đang thấp hơn giá phản ánh chi phí, nên ảnh hưởng tới mục tiêu sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm. 

 Điện sinh hoạt đang “bù chéo” điện cho những ai ? - Ảnh 1.

Cần sớm chấm dứt tình trạng bù chéo trong giá điện

H.H

Mặt khác, bộ này cũng thừa nhận chính sách giá điện này khiến các doanh nghiệp (DN) không có động lực đổi mới công nghệ, điều chỉnh sản xuất, nhất là khi nhóm tiêu dùng này chiếm tỷ trọng lớn trong phụ tải của hệ thống điện hiện nay. "Điều này có nghĩa là vẫn tồn tại việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện ở các mức độ khác nhau", Bộ Công thương đánh giá.

Vấn đề này không mới, từng được các chuyên gia, người sử dụng điện phản ánh trong thời gian qua. Bù chéo trong giá bán điện được hiểu là ngành điện bán điện giá cao cho sinh hoạt, lấy tiền thu được để bù đắp, trợ giá cho điện sản xuất vốn được tính giá rẻ hơn nhiều. Nhìn vào biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay, đúng là giá điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) sản xuất thấp hơn giá điện sinh hoạt.

Ví dụ, vào khung giờ bình thường, giá điện cho các ngành sản xuất (cấp điện áp từ 110 kV trở lên) là 1.584 đồng/kWh, thậm chí vào giờ thấp điểm chỉ 999 đồng/kWh; trong khi giá điện sinh hoạt bậc rẻ nhất cũng đã 1.728 đồng/kWh, còn bậc cao nhất lên đến 3.015 đồng/kWh. Người dùng điện sinh hoạt thì không có mức giá thấp hay cao điểm.

Không những thế, việc giá điện sinh hoạt theo bậc thang lại khiến có sự bù chéo trong các nhóm khách hàng sinh hoạt, khi những người dùng điện nhiều phải bù giá cho những người dùng ít. Chẳng hạn, nếu hộ gia đình chỉ dùng lượng điện ở bậc 1 và 2 (0 - 100 kWh), giá chỉ bằng 90 và 93% giá điện bình quân, trong khi bậc 6 (từ 401 kWh trở lên) gần bằng 145% so với giá bình quân. Như vậy, giá điện bậc 6 cao nhằm bù cho giá điện người dùng ở bậc 1 và 2 vốn đang được bán dưới giá bán lẻ bình quân. Tức là nếu tính theo giá bình quân hiện nay là 1.864,44 đồng/kWh, hộ sử dụng dưới 100 kWh điện mỗi tháng phải trả thêm 15.850 đồng/kWh; nhưng sử dụng 300 kWh/tháng, tiền điện giảm được 66.000 đồng/hộ so với cơ chế giá 6 bậc thang hiện nay. Như vậy, giá điện theo bậc đang khiến khách hàng sử dụng điện sinh hoạt dùng nhiều thì phải trả tiền nhiều hơn. Giả sử áp 1 giá, người dùng ít phải trả thêm tiền và người dùng điện nhiều sẽ trả ít hơn như hiện nay.

 Điện sinh hoạt đang “bù chéo” điện cho những ai ? - Ảnh 2.

TRANH NHI

Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Công thương đã đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay. Cụ thể, giá bán lẻ điện bình quân 1.920,37 đồng/kWh, mức thấp nhất vẫn 1.728 đồng/kWh, nhưng cao nhất lên đến 3.457 đồng/kWh, áp đối với khách sử dụng từ 701 kWh điện trở lên. Nhưng giải pháp này chưa giải quyết được tình trạng bù chéo giá điện trong sinh hoạt giữa các hộ dùng nhiều và dùng ít.

Thiệt thòi cho người dân

Chuyên gia năng lượng Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN, cho rằng tình trạng bù chéo giá điện giữa sản xuất và sinh hoạt nên được "khắc phục và thu hẹp dần" vì chính sách thu hút đầu tư không thể và không nên ưu đãi bằng giá điện như trước nữa. Bởi giá điện sản xuất thấp hơn giá điện sinh hoạt, nhưng chảy vào các lĩnh vực sản xuất sử dụng năng lượng nhiều như luyện kim, sản xuất thép, xi măng… thì rõ ràng thiệt thòi cho người dân.

"Theo tôi, nên có 3 bậc giá điện. Sử dụng dưới mức 100 kWh trả thấp hơn giá điện bình quân; điện cho người có thu nhập trung bình từ 101 - 500 kWh bằng giá bình quân và người dùng điện nhiều, thu nhập cao từ 501 kWh trở lên, giá cao hơn giá bình quân. Điện là mặt hàng không khuyến khích sử dụng nhiều và giá phải ủng hộ người dùng điện tiết kiệm, thế nên chính sách lấy tiền điện từ người dùng nhiều bù cho người dùng ít vẫn nên áp dụng nhằm khuyến khích tiết kiệm và có tiền để ngành tái đầu tư", ông Ngãi nêu quan điểm và cho rằng chưa thể áp dụng điện một giá tại VN do không khuyến khích tiết kiệm điện và không hỗ trợ được cho người nghèo.

TS Ngô Đức Lâm, chuyên gia độc lập - nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường (Bộ Công thương), dẫn luật Giá và luật Điện lực không có cụm từ nào là "bù chéo". Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị ban hành năm 2020 cũng nêu rõ "giá điện không được dùng bù chéo". Thế nên, sau 3 năm đã có Nghị quyết 55 vẫn "bù chéo" là quá bất hợp lý.

"Vấn đề là an sinh cho gia đình nghèo, gia đình khó khăn thì chính sách của nhà nước lấy thuế để xây dựng quỹ bình ổn cho giá điện, hỗ trợ người nghèo, qua Bộ LĐ-TB-XH chứ không nên duy trì chính sách lấy tiền mua điện của người giàu bù cho người nghèo. Các nước cũng có bù qua bù lại trong giá điện, nhưng chính sách này là tự nguyện và quan trọng là họ có thị trường điện cạnh tranh. Đằng này chúng ra chưa có thị trường mua bán điện cạnh tranh, lại lấy tiền điện từ người giàu bù cho người nghèo, điện sinh hoạt bù cho điện sản xuất để thu hút đầu tư là không công bằng với người dùng điện. Ngoài ra, mục tiêu tiết kiệm điện nên tính theo bậc, nhưng điện sản xuất không áp dụng mục tiêu tiết kiệm này. Thế nên việc không công bằng giữa bên sản xuất và bên tiêu dùng điện khiến thị trường không hoàn hảo và méo mó", ông Lâm nhấn mạnh.

Từ đó, ông Ngô Đức Lâm đề xuất nếu có thị trường điện cạnh tranh, áp dụng 1 giá bán điện là đúng nhất. Nếu theo lũy tiến, cần nghiên cứu xem người dùng điện ở mức nào đang lãng phí với tăng giá mức đó nhằm tiết kiệm, chứ không nên lượng tính như vậy.

"Có thể bắt đầu cải tổ lại cơ cấu giá điện bằng cách xem lại giá bán cho sản xuất, không để DN thâm dụng điện tận dụng cơ hội giá điện rẻ nhảy vào đầu tư và gây áp lực lên tiêu thụ điện năng. Trong thực tế, cải tổ giá điện cho khu vực sản xuất không ảnh hưởng nhiều lên hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Chỉ khi chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài không phải bằng lao động rẻ và giá điện rẻ, mà bằng các yếu tố khác thì dòng vốn đầu tư đó mới bền vững", TS Ngô Đức Lâm chia sẻ. 

Phải đảm bảo hài hòa 3 bên

Từ năm 2014, khi cơ cấu giá điện theo hướng điện sinh hoạt bù cho điện sản xuất nhiều

người đã thấy bất công. Người dùng điện không đồng thuận với chính sách này bởi bất luận thế nào, giá điện phải bảo đảm hài hòa lợi ích cho cả 3 bên: nhà sản xuất phải có lãi, nhà nước có thu được thuế và người dùng mua điện đúng giá.

TS Ngô Đức Lâm

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap