Sau khi nghe tờ trình về 2 dự án luật Đường bộ và luật Trật tự,ónêncấmtuyệtđốiláixekhicónồngđộcồnUốnglonthìlairaithàChơi game an toàn giao thông đường bộ, nhiều đại biểu quốc hội nêu ý kiến rằng cấm tuyệt đối nồng độ cồn là không hợp lý. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đang cấm tuyệt đối nồng độ cồn, mức phạt vi phạm cũng đang ở mức cao.
Đại biểu Quốc hội: Người dân tối uống rượu, sáng có nồng độ cồn, phạt cũng băn khoăn
"Những mũi tên bay trên đường sau khi uống rượu bia"
Tại TP.HCM, lực lượng CSGT nhiều lần mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm liên quan nồng độ cồn. Các số liệu cho thấy, số vụ tai nạn giao thông mà người lái xe liên quan nồng độ cồn cũng đang trên đà giảm.
Đặc biệt, sau đợt Cục CSGT có 6 tổ công tác trực tiếp phối hợp cùng các đơn vị thực hiện kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên cả nước, nhiều người đã bắt đầu "sợ", không dám tự lái xe khi đã sử dụng rượu, bia.
PGS TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức (Trường ĐH Việt Đức) cho rằng, việc uống rượu bia từ tối hôm trước, ngủ một giấc đến sáng dậy vẫn bị xử phạt nồng độ cồn là do nồng độ cồn còn trong máu. Mà khi có nồng độ cồn trong máu, những tác động đến hệ thần kinh vẫn có thể xảy ra.
Theo nghiên cứu của trung tâm, khi uống 1 lon bia hoặc 100 ml rượu vang, nồng độ cồn trong máu sẽ tác động lên não làm góc nhìn thu hẹp, thời gian phản ứng chậm đi. Cụ thể, 1 lon bia tương đương nguy cơ về tai nạn giao thông tăng từ 2,5 – 3 lần, 2 lon bia tăng 6 – 7 lần, 3 lon bia tăng 9 – 10 lần, 5 lon bia tăng 11 – 12 lần…
Ông Tuấn nêu ý kiến: "Ở Việt Nam, thường đã uống là uống hết, hiếm ai vào bàn nhậu mà uống nửa lon. Mà uống hết 1 lon thì có thể lai rai thêm thành 2 lon, 3 lon, nhiều hơn là chuyện tự nhiên".
Khảo sát 100 người từng bị tai nạn giao thông liên quan rượu bia điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, nhóm nghiên cứu cho biết rất bất ngờ khi có đến 46% trả lời vẫn sẽ tự lái xe máy chạy về sau khi sử dụng rượu bia, 20% còn lại cho biết sẽ tự lái ô tô thay vì xe máy.
"Điều này chứng tỏ đã suýt mất mạng vì tai nạn giao thông liên quan nồng độ cồn nhưng người ta còn không sợ, những mối nguy hiểm này vẫn rình rập trên đường. Do vậy, đề xuất cho giới hạn vi phạm nồng độ cồn xét về lý thuyết, thực tiễn và tâm lý hành vi đều không ổn", Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức bày tỏ.
Thực nghiệm trên 40 người theo cả độ tuổi, giới tính, trung tâm này đưa ra kết quả rằng, độ tuổi, sức nặng cơ thể và sức khỏe không ảnh hưởng nhiều đến tác động của nồng độ cồn lên vỏ não, các nguy cơ xảy ra va chạm khi đã sử dụng nồng độ cồn gần như giống nhau.
Để những người tham gia thực nghiệm lái xe mô phỏng, ông Tuấn dẫn chứng: "Thời gian phản ứng của người không uống rượu bia là 1,3 giây nhưng khi uống rượu bia vào thì uống 1 lon bia thời gian phản ứng tăng thêm 5%, 2 lon tăng 17%, 3 lon 21%, 4 lon là 26 – 30%... tỷ lệ đánh võng, vượt đèn đỏ cũng tăng. Vì vậy, nguy cơ xảy ra va chạm của chính phương tiện do người đó điều khiển tăng lên".
Bộ Công an nói về việc có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Bình chọnXem kết quảTheo quan điểm của PGS.TS Vũ Anh Tuấn: "Thà biết rằng chỉ cần 1 ngụm là bị phạt, người ta sợ không uống. Còn đã được uống vài ngụm thì xác suất bốc đồng uống thêm vài lon là bình thường. Và uống vào thì nhiều người lái xe không khác gì mũi tên bay trên đường".
"Chuyện của tương lai"
Đã từng có những tài xế bị CSGT phạt nồng độ cồn vào buổi sáng cho biết nhậu từ tối hôm trước, đã ngủ một giấc sâu, đầu óc tỉnh táo. Và cũng có những người lái xe chỉ vì 1 – 2 ly xã giao cũng bị CSGT phạt tiền triệu, tước bằng lái, giam xe. Trong đợt cao điểm kiểm tra xe vận tải hành khách, CSGT đi đo nồng độ cồn vào cả sáng sớm nên nhiều tài xế thậm chí không dám đi nhậu vào tối hôm trước.
Theo PGS TS Phạm Việt Cường, ĐH Y tế công cộng đánh giá, quy định kiểm soát nồng độ cồn bằng 0 hiện nay ở Việt Nam bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu không có kiểm soát của lực lượng chức năng thì mọi người vẫn chưa tuân thủ, tìm cách lái xe vào những con đường "né" CSGT. Điều này chứng tỏ, có người chỉ đang sợ bị phạt nên không uống, còn ý thức không lái xe khi đã sử dụng rượu bia thì chưa thành thói quen.
Ông Cường cho hay: "Cồn là chất kích thích tác động đến hệ thần kinh, nếu trong máu có nồng độ cồn thì ảnh hưởng đến các vấn đề xử lý hành vi của mình. Mỗi người cần từ 1 - 2 tiếng phân hủy xong 1 đơn vị cồn. Ai đó uống từ tối hôm nay đến sáng hôm sau vẫn còn thì chứng tỏ tối đó uống rất nhiều, không thể phân hủy hết được. Việc có nồng độ cồn trong người đều tác động lên thần kinh và gây nguy hiểm, có thể một phần nhỏ do mỗi người có thời gian phân hủy cồn trong máu khác nhau".
PGS.TS Phạm Việt Cường cũng dẫn chứng, khi có nồng độ cồn tác động lên hệ thần kinh thì phản ứng của cơ thể bị sai lệch đi, dẫn đến tai nạn. Từ đó, làm làm cho việc quan sát, phản ứng cơ thể không nhạy cảm so với khi còn tỉnh táo, khỏe mạnh.
Từ thực tế những nơi cho giới hạn vi phạm nồng độ cồn, ông Cường cho rằng, trong tương lai, Việt Nam có thể cân nhắc việc đưa ra giới hạn này, nhưng hiện tại thì không nên.
"Những nơi cho giới hạn nồng độ cồn hiện tại đã có quy định cấm tài xế có nồng độ cồn từ lâu, sau thời gian, việc vi phạm không phổ biến nữa nên quy định được điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Mức phạt hiện tại cũng rất nặng, thậm chí, người vi phạm có thể bị truy tố trước pháp luật. Giao thông của Việt Nam là giao thông phức hợp, xen lẫn ô tô, xe máy nên hậu quả tai nạn có thể khôn lường. Điều này cho thấy Việt Nam cần một khoảng thời gian duy trì cấm tuyệt đối nồng độ cồn để thay đổi ý thức giao thông trước khi có thể thảo luận sang hướng khác, chuyện của tương lai", ông Cường nói.